Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, Tổng Bí thư Tô Lâm lại tiếp tục thách thức Bắc Kinh


Nội tình của Đảng Cộng sản Việt Nam Việt Nam đang có dấu hiệu lại trở lại thời kỳ chia rẽ sâu sắc như trước đây. Việc Tổng Bí thư Tô Lâm bất ngờ đến thăm Huyện đảo Bạch Long Vĩ, Thành phố Hải Phòng, được công luận đánh giá là thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Trong khi đó, sau ông Lương Cường, mới đây, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc bất ngờ lại được ông Tập Cận Bình mời sang thăm Bắc Kinh. Ông Phan Đình Trạc là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, và hiện là người cầm đầu phe Nghệ An, được cho là rất thân với Trung Quốc. Đồng thời ông Trạc vốn là một đối thủ chính trị của Tổng Bí thư Tô Lâm.

2 hoạt động trái chiều của ông Tô Lâm và ông Phan Đình Trạc kể trên, trong mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cho thấy sự bất đồng về chính sách đối ngoại đối với Trung Quốc của Tổng Bí thư Tô Lâm vẫn chưa được hóa giải.

Mặc dù Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc đều theo đuổi con đường Chủ nghĩa Xã hội. Đồng thời, có nhiều điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại. Nhưng rõ ràng, những bất đồng đáng kể liên quan đến vấn đề Biển Đông giữa 2 đảng là điều không thể chấm dứt, nếu Bắc Kinh vẫn giữ thái độ lấn lướt với Hà Nội như hiện nay.

Đảo Bạch Long Vĩ là một trong những đảo tiền tiêu của Việt Nam, chuyến thăm của ông Tô Lâm đến đây được coi là lần đầu tiên một Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản đặt chân đến hòn đảo này. Đến tháng 1/1957, Đảo Bạch Long Vĩ được Trung Quốc bàn giao lại cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, là sự kiện đáng chú ý.

Đảo Bạch Long Vĩ nằm ở một vị trí đặc biệt trong khu vực Vịnh Bắc Bộ, cách thành phố Hải Phòng của Việt Nam 110km, và cách Đảo Hải Nam của Trung Quốc 120 km. Trong Hiệp định phân định trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, đối với Vịnh Bắc Bộ, được ký kết vào năm 2000, Đảo Bạch Long Vĩ đã được thừa nhận là của Việt Nam.

Nhưng mới đây, ngày 1/3, phía Trung Quốc bất ngờ đã đưa ra yêu cầu phân chia lại đường ranh giới chủ quyền, giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Vịnh Bắc Bộ. Đồng thời, Trung Quốc đã xác định 7 điểm tạo thành đường cơ sở mới, nhằm tuyên bố thêm lãnh hải của Trung Quốc trong khu vực này.

Động thái này đã gây quan ngại cho Việt Nam. Ngay lập tức, phản ứng trước tuyên bố của Trung Quốc, ngày 14/3, bà Phạm Thu Hằng – đại diện phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã lên tiếng phản đối, nhấn mạnh rằng, Trung Quốc phải tôn trọng và tuân thủ Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000, giữa hai nước và Luật biển Quốc tế năm 1982.

Việc Trung Quốc đơn phương công bố đường cơ sở mới trong Vịnh Bắc Bộ, theo giới quan sát, sẽ ảnh hưởng đến quan hệ song phương giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc, cũng như tình hình an ninh trên Biển Đông.

Theo giới phân tích, Trung Quốc không thể tranh chấp chủ quyền với Việt Nam về quần Đảo Bạch Long Vĩ. Đồng thời chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, và Tổng Bí thư Tô Lâm nói riêng luôn xác định việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Đặc biệt là vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.

Trước khi trở thành Chủ tịch nước, ông Lương Cường đã sang thăm Bắc Kinh theo lời mời của ông Tập Cận Bình trong một chuyến đi đầy “khuất tất”.

Trước đó, vào trung tuần tháng 9/2024, phe thân Trung Quốc trong ban lãnh đạo Việt Nam, dưới sự dẫn dắt của các tướng lĩnh quân đội thuộc khối tuyên huấn, đã tạo ra các áp lực rất lớn. Đồng thời, Ban lãnh đạo Bắc Kinh đã thể hiện rõ thái độ không “hài lòng” với ông Tô Lâm.

Theo giới quan sát, Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải hết sức cẩn trọng sau khi Phan Đình Trạc trở về từ Bắc Kinh.

 

Trà My – Thoibao.de